Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2007

MẸO phân biệt NẤM TỔ ĐỈA và BỆNH GHẺ

Rất nhiều người lầm tưởng nấm tổ đỉa là bệnh ghẻ. Chính vì vậy, mà họ thường sử dụng thuốc của bệnh này cho bệnh kia, làm bệnh trầm trọng, nguy hiểm hơn. Vậy nấm tổ đỉa và bệnh ghẻ khác nhau như thế nào? Làm sao để phân biệt được chúng? Hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!


1. Nấm tổ đỉa


a, Biểu hiện:

Những biểu hiện rất đặc trưng như sau:

-   Mụn nước khu trú ở lòng bàn tay, bàn chân, đặc biệt ở phần mé, ngón tay và ngón chân. Mụn không bao giờ vượt quá giới hạn đó.

-  Mụn nước ăn sâu vào da làm da nổi gồ lên, hình tròn, rải rác hay xếp thành chùm, sờ vào thấy cứng, cộm, kích thước khoảng 1 - 2mm.

nấm tổ đỉa và bệnh ghẻ 1
Biểu hiện về bệnh nấm tổ đỉa


-  Các mụn nước thường xẹp đi và teo khô lại chứ không tự vỡ, thường có màu hơi ngà vàng, khi bong ra để lộ một nền da hồng, có viền vảy xung quanh.

-  Mụn nước rất ngứa, càng gãi càng ngứa, bệnh thường kéo dài khoảng 2 đến 4 tuần, tróc vảy rồi lành và bệnh hay tái phát.

b, Nguyên nhân:

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nấm tổ đỉa đến từ những sinh hoạt hằng ngày:

- Dị ứng với xăng, dầu mỡ, thuốc chữa bệnh, xà phòng, chất tẩy rửa, vôi, xi măng, sơn, lông súc vật,…

 - Nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với điều kiện bẩn: nước thải, đất, rác thải,…

 - Do làm việc trong môi trường nóng ẩm gây nấm tay, hay do cơ địa gây ra bệnh mồ hôi tay.

Những yếu tố trên có thể thúc đẩy tình trạng bệnh nấm tổ địa khởi phát hoặc nặng hơn.


2. Bệnh ghẻ:

a, Biểu hiện:

- Mụn nước ở vị trí đặc hiệu, kẽ ngón tay, ngón chân, vùng thắt lưng, cạp quần, bẹn đùi, sinh dục, nách, núm vú ở phụ nữ (những nơi có nhiều tuyến mồ hôi).  

- Điều đặc biệt là ghẻ không thấy ở mặt, đầu và 1/3 trên lưng. Đối với trẻ em dưới 2 tuổi, ghẻ có thể bị toàn thân.

nấm tổ đỉa và bệnh ghẻ 3
Bệnh ghẻ khác bệnh nấm tổ đỉa.

-  Mụn nước nhỏ, tròn và trong, rất ngứa, khi gãi có thể làm xẹp mụn nước, mang theo ghẻ đi sang vùng da khác.

-  Ngứa nhiều về đêm, ngứa tăng khi trời nóng, lao động, thể thao.

b, Nguyên nhân:

 - Bệnh ghẻ do cái ghẻ gây ra, những cái ghẻ này đào hang làm tổ dưới da và đẻ trứng vào đó gây ngứa ngáy, tạo thành những nốt phồng nhỏ có nước.

 Trứng nở thành ấu trùng và phát triển thành con trưởng thành chỉ trong vòng 3 - 4 ngày.

- Bệnh ghẻ lây qua tiếp xúc trực tiếp với người bị ghẻ, nằm chung giường, mặc chung quần áo, dùng chung khăn tắm, tổn thương ghẻ thường ở vùng da mỏng có nhiều nếp nhăn. Bệnh ghẻ được xếp vào nhóm bệnh lây truyền qua đường tình dục. Cái ghẻ có thể sống ngoài cơ thể được 2 - 3 ngày.

Tránh dùng hóa chất và các chất tảy rửa khi có dấu hiệu bệnh nấm tổ đỉa hay bệnh ghẻ.


!Lưu ý:

- Khi bạn chưa xác định được bệnh nấm tổ đỉa hay bệnh ghẻ thì tuyệt đối không được dùng bất kì loại thuốc nào.

- Nên kiêng khem ăn uống như hải sản, thịt gà, rau muống,... khi da xuất hiện tình trạng đỏ, mẩn, ngứa.

- Tránh tiếp xúc với hóa chất hay dùng mỹ phẩm có thành phần gây hại cho làn da.

- Nên đi khám bác sĩ khi nghi ngờ làm nấm tổ địa hay bệnh ghẻ.

Hy vọng với những phân biệt về nấm tổ đỉa trên đây, sẽ giúp bạn phân biệt được bệnh nấm tổ đỉa và bệnh ghẻ. Nếu vẫn còn băn khoăn, bạn hãy liên hệ:


Bác sĩ Kiệm:  0972.369.842 - 0947.899.468

Bác sĩ Vân: 0968.088.467 


(Khách hàng gửi ảnh qua Zalo/ Viber/ Facebook hoặc Gmail:
 namtodia@gmail.com).

Cơ sở 1: Số 21 ngõ 232 Tôn Đức Thắng, Hà Nội.

Cơ sở 2: Số 87 ngõ 559 Kim Ngưu, Hà Nội.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét